Nhiều người dân ở miền Nam Bộ hay thắc mắc tại sao lại có hiện tượng thủy triều đỏ. Đó là khi nước sống hoặc biển không còn giữ được màu xanh vốn bình thường của nó nữa, thì sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc đôi khi sẽ là màu cam,… Điều này vô tình gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân cũng như là thảm thực vật ở nơi đó. Hãy cùng tìm hiểu hiện tượng này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về hiện tượng thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ là hiện tượng gì, nó có tên gọi khác là tảo nở hoa. Hiện tượng này xuất hiện do có quá nhiều tảo sinh sinh sản với tốc độ cũng như là số lượng nhanh chóng ở biển. Từ đó tảo sẽ tích tụ cửa biển hoặc sông khiến mặt nước đực và có thể chuyển màu tím, hồng hoặc đỏ.
Màu của nước đổi màu còn tùy vào từng loại tảo khác nhau, thủy triều đỏ cũng sẽ sản sinh ra các loại độc tố tự nhiên, làm giảm oxy và gây ra nhiều tác hại.. Tác hại đầu tiên ta có thể nhận biết đó là các loài cá, thân mềm và một số loại sinh vật dưới nước sẽ bị chết.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ
Đây là vấn đề làm giảm hàm lượng oxy có ở trong nước, từ đó sẽ gây sụt giảm về các loài sinh vật. Không chỉ vào một khoảng thời gian nào nhất định mà hiện tượng này xảy ra ở bất cứ khi nào mà nhiệt độ đột nhiên tăng cao. Hoặc cũng có thể là do trao đổi nước kém, điều kiện dinh dưỡng trong môi trường nước tăng lên nhanh chóng.
Có thể là do một số lượng bụi có nhiều sắt được thổi bay từ sa mạc. Có thể kể đến thì sa mạc Sahara được coi là một trong các sa mạc gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Và nó sẽ làm biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương với một quy mô rất lớn.
Trong nghiên cứu của những nhà khoa học, cái tên thủy triều đỏ đang dần được loại bỏ và thay thế bởi trong nhiều trường hợp xảy ra nó không có màu đỏ. Và đặc biệt nó không có động thái gì liên quan đến hoạt động của thủy triều.
Ảnh hưởng của hiện tượng thủy triều đỏ
Đối với con người
Hiện tượng này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Nếu mà chúng ta ăn sinh vật đã bị nhiễm độc tố sẽ vô cùng nguy hiểm. Có thể gây dị ứng mắt, ảnh hưởng tới đường hô hấp nghiêm trọng. Có thể còn bị hắt hơi, sổ mũi hen suyễn,…
Đấy là nhẹ, còn nặng hơn có thể bị tê liệt thần kinh do thành phần độc tố của hiện tượng tạo thành chất cao phân tử.
Đối với các loài sinh vật dưới nước
Có lẽ những loài sinh vật dưới nước phải chịu ảnh hưởng một cách nghiêm trọng từ tác hại của hiện tượng thủy triều đỏ. Tại những nơi nuôi trồng thủy hải sản, sẽ bị phá vỡ hệ sinh thái cũng như là khiến cho tôm cá bị chết hàng loạt. Không khí xung quanh cũng trở nên khó thở hơn rất nhiều.
Hoặc tảo nở hoa và chết đi dù nó không có độc nhưng quá trình phân hủy sẽ hút cạn khí oxy trong nước điều này cũng khiến cho các loài sinh vật chết hàng loạt.
Hơn nữa tạo biển trong chuỗi thức ăn là một mắt xích vô cùng quan trọng, nên mỗi khi tảo nở hoa chúng sẽ cung cấp một số lương thức ăn lớn cho sinh vật đại dương, nhưng lại phá vỡ quy luật cân bằng của hệ tự nhiên và sinh thái bởi chúng sinh sôi mạnh mẽ sẽ gây tiêu cực ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Nếu có lượng tảo biển quá lớn sẽ tạo ra một lớp nhầy trên mang cá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hấp thụ oxy của loài cá. Và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá chết là do nguyên nhân này.
Ở một số đất nước như Mỹ, Mexico, Canada,.. đã nghiên cứu và chỉ ra rằng có khoảng 36 tấn cá ở Hongkong chết do hiện tượng này gây ra, và tại biển đảo Borneo cũng có hai người không qua khỏi vì ăn phải sinh vật biển bị nhiễm độc
Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng thủy triều đỏ
Hiện tượng tảo nở hoa là do ô nhiễm nguồn nước cũng như là do lượng nước thải khá nhiều. Chủ yếu từ các khu dân cư, trang trại và nơi sản xuất. Lượng nước thải ra sống khá lớn khi đó tảo sẽ hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng và sinh sôi nhanh chóng. Nên hạn chế hiện tượng tảo nở hoa bằng một số biện pháp sau:
- Hình thành bản đồ đánh dấu các khu vực có thể xảy ra hiện tượng tảo nở hoa.
- Đưa ra nguyên nhân và tác hại của hiện tượng để từ đó lập ra phương án và kế hoạch phù hợp
- Việc kiểm soát nước thải, ở các vùng nuôi trồng thủy hải sản cần được thắt chặt
- Có thể hạn chế bằng cách lắng tảo hoặc dùng hóa chất
- Quản lý nghiêm ngặt môi trường biển.
Vậy là qua bài viết trên chúng ta đã hiểu rất rõ về hiện tượng thủy triều đỏ là như thế nào rồi chứ. Nếu bảo vệ môi trường tốt chúng ta sẽ không phải lo ngại gì về hiện tượng này cả. Hãy giữ gìn môi trường xung quanh vì đó là ngôi nhà lớn của mỗi chúng ta!