Tìm hiểu về các tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ 

Mang thai vừa là niềm vui của các cặp vợ chồng nhưng cũng có nhiều vấn đề phải quan tâm, lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Trong đó, việc nắm được tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ cũng rất quan trọng không kém việc kiểm tra sự tăng trưởng và nhịp tim. Đặc biệt, càng đến gần kỳ sinh nở thì các mẹ càng nên chú ý vấn đề này nhé!

Các tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ là gì?

Tư thế ngôi đầu trước 

tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ

Tư thế ngôi đầu trước là tư thế thường thấy nhất ở thai nhi khi mẹ bắt đầu chuyển dạ. Đây cũng được coi là vị trí thuận lợi nhất cho ca sinh nở/ Lúc này, bé quay đầu xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào bụng mẹ và dễ dàng đi qua ống sinh để ra ngoài. Nếu thấy em bé nằm hơi nghiêng người qua trái thì đó là tư thế chẩm chậu trái trước( LOA) hoặc thấy nghiêng sang phải thì được gọi là tư thế chẩm chậu phải trước( ROA). Thông thường, các thai nhi sẽ nằm ổn định tư thế này từ khoảng tuần thứ 33 – 36 thai kỳ.

Tư thế ngôi đầu sau 

tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹtư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ

Tư thế này khá giống với ngôi đầu trước nhưng thay vì úp mặt vào bụng mẹ thì em bé sẽ quay mặt hướng ra sau. Nguyên nhân của tư thế này có thể do mẹ ngồi nhiều hoặc nằm nhiều trong những tháng thai kỳ.  

Có khoảng 1/10 em bé nằm ở tư thế này trong giai đoạn đầu chuyển dạ nhưng sau đó hầu hết sẽ tự xoay mình để về tư thế ngôi đầu trước. Tuy nhiên, cũng có trường hợp em bé ra đời nhưng vẫn giữ nguyên tư thế ngôi đầu sau mà không xoay người. Con số này chiếm khoảng 10 – 28%.

Tư thế này của thai nhi sẽ làm thời gian sinh nở lâu hơn, khiến mẹ dễ bị đau lưng nghiêm trọng. Trong trường hợp này, các mẹ có thể được gây tê màng cứng để giảm bớt cơn đau.

Tư thế ngôi ngang 

tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ

Tư thế này của em bé sẽ gần giống với tư thế khi ngủ trên võng. Đây được xem là vị trí khiến mẹ khó sinh thường. Lưng bé nằm ở phía dưới tử cung, tay và chân hướng lên trên. Có trường hợp em bé sẽ quay đầu trước khi chuyển dạ nhưng một số trường hợp vẫn giữ nguyên tư thế và mẹ có thể phải mổ vì nguy cơ sa dây rốn trước khi bé chào đời.

Tư thế ngôi mông 

Lúc này, mông của trẻ sẽ nằm ở phía bên dưới tử cung, đầu sẽ ở gần đầu tử cung, 2 chân thường giơ thẳng lên phía trước cơ thể. Đây là tư thế khiến mẹ gặp khó khăn khi chuyển dạ. Với tư thế này, thông thường các mẹ sẽ được mổ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên cũng có những bà mẹ sinh thường với tư thế ngôi mông này nhưng thường rất ít. Lượng nước ối hoặc tình trạng của tử cung có thể ảnh hưởng đến tư thế ngôi mông của thai nhi.

tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ

Trong đó, tư thế ngôi mông có 3 loại chính: 

  • Tư thế ngôi mông kiểu bàn chân: mông hướng về cổ tử cung nhưng một hoặc 2 chân hướng xuống dưới cổ tử cung 
  • Tư thế ngôi mông thiếu mông: mông hướng về cổ tử cung, 2 chân giơ thẳng lên phía trên cơ thể, bàn chân gần đầu
  • Tư thế ngôi mông hoàn toàn: mông hướng về phía cổ tử cung, hai chân gập lại và bàn chân sát mông 

Những lưu ý về tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ 

Tư thế nằm của thai nhi giúp mẹ dễ sinh nhất 

Vị trí của thai nhi trong bụng mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chào đời của em bé. Nếu thai nhi nằm ở vị trí thuận lợi, mẹ có thể sinh thường và không mất quá nhiều thời gian cũng như sức dặn. Ngược lại, khi thai nhi nằm ở vị trí không thuận lợi thì mẹ khó có thể sinh thường vì mất sức do chuyển dạ kéo dài. 

tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ
Tư thế ngôi đầu là tư thế dễ sinh nhất

Theo các chuyên gia, mẹ sẽ sinh thường tốt nhất khi thai nhi nằm ở tư thế đầu quay xuống, mặt quay sang bên và hướng tới vị trí phần lưng của mẹ, lưng quay về phía bụng. Đây cũng chính là tư thế ngôi đầu, bé sẽ dễ dàng tự đưa phần đầu ra theo đường sinh của mẹ một cách nhanh chóng. Trường hợp đầu của bé cúi nhiều nhất thì đây là tư thế ngôi chỏm và cũng là tư thế phổ biến với những ca sinh thường. 

Lời khuyên cho mẹ 

Bình thường cũng rất khó để cảm nhận được hết các bộ phận của bé, nhất là đối với những người bình thường đã có nhiều mỡ. Vị trí của thai nhi cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận thai nhi của người mẹ. Mẹ sẽ khó cảm nhận được những chuyển động hoặc cú đạp của trẻ nếu nhau thai bám ở phần thành tử cung. 

  • Từ tuần thứ 30 thì việc xác nhận vị trí của thai nhi đối với mẹ đã dễ dàng hơn. Trước đó thì các mẹ nên đi siêu âm là phương pháp hữu hiệu nhất. 
  • Nếu mẹ muốn cảm nhận các cử động của trẻ thì nên chú ý khoảng thời gian sau khi ăn xong, bé sẽ rất hay đạp vào lúc này.
  • Mẹ cần trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên hộ sinh khi chuẩn bị sinh con mà trẻ vẫn ở trong tư thế nằm trên hoặc nằm ngang để bác sĩ xem xét sẽ phải sinh mổ nếu trẻ không xoay đầu về tư thế dễ sinh hơn.
tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ
Mẹ cần trao đổi với bác sĩ để biết về tư thế nằm của con
  • Nếu mẹ đang cảm nhận để xác định tư thế của thai nhi mà vẫn xuất hiện cơn gò Braxton-Hicks (cơn co thắt tử cung liên tục) thì bạn cần dừng lại và chờ cho tới khi hết cơn gò. Tình trạng này sẽ không làm ảnh hưởng tới em bé nhưng mẹ cũng không thể cảm nhận được cho tới khi bụng hết gò.
  • Mẹ nên bắt đầu ghi lại tất cả những chuyển động khi thai nhi bước vào tuần thứ 28 của thai kỳ. Thông thường em bé sẽ đạp khoảng 10 lần và thực hiện tất cả những chuyển động khác trong khoảng 2 giờ. Nếu mẹ không cảm nhận được tần suất đạp như thế thì cũng không phải quá lo lắng mà nên đợi tới một vài giờ để cảm nhận lại. Nếu vẫn không thấy bé đạp khoảng 10 lần trong vòng 2 tiếng thì bạn cần liên hệ và tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mọi người biết được các tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ. Chúc các mẹ có kỳ sinh nở trọn vẹn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *